Nhà cổ Đức An có địa chỉ tại số 129 đường Trần Phú – trung tâm khu phố cổ Hội An – TP Hội An – tỉnh Quảng Nam. Công trình được xây dựng cách gần đây 190 năm – giữa thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn năm 1830. Ngôi nhà do cụ tổ họ Phan để lại cho con cháu làm từ đường thờ cúng. Cho tới nay đã có 8 đời sinh ra và lớn lên ở ngôi nhà này.
Nhà cổ Đức An có cấu trúc hình ống như đa số các ngôi nhà ở phố cổ Hội An. Ngôi nhà có mặt tiền rộng 7m, ngày xưa dài 70m – phía trước hướng ra phố buôn bán, phía sau giáp sông; nhưng nay nhà chỉ còn 40m phần phía trước hướng về đường Trần Phú. Trước nhà có bố cục đăng đối với cửa đi ở giữa, hai bên là hai cửa sổ phục vụ việc buôn bán, phía trên cửa đi có hai mắt cửa là chi tiết rất điển hình của nhà cổ Hội An.
Chữ “Đức An” – tên ngôi nhà có nghĩa là “giữ gìn đạo đức để bình an”. Đức An cũng là tên hiệu sách do cụ tổ đời thứ 3 thành lập ở nơi đây từ cuối thế kỷ XIX. Đây là hiệu sách độc nhất, chuyên bán sách Hán Nôm và văn phòng phẩm của tỉnh Quảng Nam. Trong thời gian này, các nhà yêu nước kháng Pháp như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp… thường lui tới để mua và tìm đọc những cuốn sách có tư tưởng tiến bộ. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, phong trào yêu nước kháng Pháp diễn ra rộng khắp tỉnh Quảng Nam và cả nước, nhà Đức An tiếp tục trở thành nơi phổ biến sách báo và văn thơ tiến bộ nhằm truyền bá chủ nghĩa yêu nước tới nhân dân và tầng lớp trí thức. Ảnh: Tấm biển đề chữ “Đức An Hiệu” được đặt trang trọng ở sảnh trên lối vào.
Năm 1908, phong trào chống thuế diễn ra tại Quảng Nam và các tỉnh miền Trung thất bại. Triều đình Huế bị khủng bố, các nhà lãnh đạo bị đày ra Côn Đảo, cụ Trần Quý Cáp bị tử hình tại Khánh Hòa. Nhà sách Đức An tạm thời dừng hoạt động và chuyển sang bán thuốc bắc. Đây nay gian ngoài căn nhà vẫn còn quầy thuốc của những năm xưa.
Đi qua gian ngoài được dùng để buôn bán là gian kế tiếp được sử dụng như một phòng khách, và là nơi thờ tự. Ở lối vào có tấm biển đề 3 chữ “Phan Tông Đường” (Từ đường dòng họ Phan). Năm 1923 một lần nữa nhà Đức An lại trở thành nơi gặp gỡ của những thanh niên trí thức yêu nước, nhiều sách báo tiến bộ vẫn được cất giấu, lưu giữ tại đây. Tháng 10/1927 tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Hội An được thành lập tại nhà Đức An và chính là tiền thân của Đảng Cộng sản Hội An sau này.
Nhà cổ Đức An
ReplyDeleteNhà cổ Đức An có địa chỉ tại số 129 đường Trần Phú – trung tâm khu phố cổ Hội An – TP Hội An – tỉnh Quảng Nam. Công trình được xây dựng cách gần đây 190 năm – giữa thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn năm 1830. Ngôi nhà do cụ tổ họ Phan để lại cho con cháu làm từ đường thờ cúng. Cho tới nay đã có 8 đời sinh ra và lớn lên ở ngôi nhà này.
Nhà cổ Đức An có cấu trúc hình ống như đa số các ngôi nhà ở phố cổ Hội An. Ngôi nhà có mặt tiền rộng 7m, ngày xưa dài 70m – phía trước hướng ra phố buôn bán, phía sau giáp sông; nhưng nay nhà chỉ còn 40m phần phía trước hướng về đường Trần Phú. Trước nhà có bố cục đăng đối với cửa đi ở giữa, hai bên là hai cửa sổ phục vụ việc buôn bán, phía trên cửa đi có hai mắt cửa là chi tiết rất điển hình của nhà cổ Hội An.
Chữ “Đức An” – tên ngôi nhà có nghĩa là “giữ gìn đạo đức để bình an”. Đức An cũng là tên hiệu sách do cụ tổ đời thứ 3 thành lập ở nơi đây từ cuối thế kỷ XIX. Đây là hiệu sách độc nhất, chuyên bán sách Hán Nôm và văn phòng phẩm của tỉnh Quảng Nam. Trong thời gian này, các nhà yêu nước kháng Pháp như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp… thường lui tới để mua và tìm đọc những cuốn sách có tư tưởng tiến bộ. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, phong trào yêu nước kháng Pháp diễn ra rộng khắp tỉnh Quảng Nam và cả nước, nhà Đức An tiếp tục trở thành nơi phổ biến sách báo và văn thơ tiến bộ nhằm truyền bá chủ nghĩa yêu nước tới nhân dân và tầng lớp trí thức. Ảnh: Tấm biển đề chữ “Đức An Hiệu” được đặt trang trọng ở sảnh trên lối vào.
Năm 1908, phong trào chống thuế diễn ra tại Quảng Nam và các tỉnh miền Trung thất bại. Triều đình Huế bị khủng bố, các nhà lãnh đạo bị đày ra Côn Đảo, cụ Trần Quý Cáp bị tử hình tại Khánh Hòa. Nhà sách Đức An tạm thời dừng hoạt động và chuyển sang bán thuốc bắc. Đây nay gian ngoài căn nhà vẫn còn quầy thuốc của những năm xưa.
Đi qua gian ngoài được dùng để buôn bán là gian kế tiếp được sử dụng như một phòng khách, và là nơi thờ tự. Ở lối vào có tấm biển đề 3 chữ “Phan Tông Đường” (Từ đường dòng họ Phan). Năm 1923 một lần nữa nhà Đức An lại trở thành nơi gặp gỡ của những thanh niên trí thức yêu nước, nhiều sách báo tiến bộ vẫn được cất giấu, lưu giữ tại đây. Tháng 10/1927 tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Hội An được thành lập tại nhà Đức An và chính là tiền thân của Đảng Cộng sản Hội An sau này.
Xem nhiều hơn tại: Hoiantrip.org